Nhung - chất liệu "chanh sả" nhưng đáng ghét trên những đôi giày

Giày nhung à, nhìn trông xịn sò giống của celeb đi thảm đỏ đấy. Nhưng vệ sinh những đôi giày được điểm xuyết hay phủ toàn bộ bằng chất liệu này thì chẳng dễ dàng gì cho chủ nhân. Hãy chắc rằng bạn đã nắm được những gạch đầu dòng cơ bản này trước khi phá huỷ giày khi cố làm sạch nó!

    Những đôi giày nhung sở hữu lhất liệu mềm mại và thoải mái với lớp tơ nhung trên bề mặt. Chính vì mềm mại nên giày nhung nỉ thường dễ chịu hư tổn hơn các chất liệu khác như da, vải canvas hay lưới,... mà giày nhung dễ bẩn hay bị xẹp lớp tơ khi có va quệt mạnh hoặc tiếp xúc với bùn đất ẩm, dầu hay sáp,... Trong điều kiện thời tiết của Việt Nam, bảo quản giày nhung càng trở nên khó khăn hơn do dễ bị nấm mốc vì độ ẩm cao. 

    Vệ sinh giày, Chăm sóc giày, Bảo quản giày, Phụ kiện giày

    Vừa dễ ngấm nước, vừa dễ nhão nếu như chà xát mạnh lúc giặt, giày nhưng càng chứng tỏ sự đỏng đảnh của mình khi  bị dãn form nếu lúc vắt giày quá kiệt nước.

    Chưa hết, nếu bạn sử dụng các chất tẩy rửa có độ kiềm cao (như xà phòng giặt, xà phòng rửa tay) hay cồn để vệ sinh giày nhung sẽ làm giày bạc màu nhanh chóng, bị khô và hỏng lớp tơ tự nhiên.

    Trong trường hợp giày của bạn bị dính dầu, sáp thì việc chà giày với nước không những không hiệu quả mà còn gây loang lổ vết bẩn ra những vùng khác nhau và rất khó phục chế.

    Vệ sinh giày, Chăm sóc giày, Bảo quản giày, Phụ kiện giày

    Tuy nhiên, không phải không có cách vệ sinh vết bẩn trên giày nhung. Giống như da lộn, loại giày này có thể làm sạch tốt nhất khi khô ráo. Nếu đôi giày của bạn ngấm bùn đất ẩm, hãy để giày qua đêm cho khô sau đó sử dụng bàn chải lông mềm loại chuyên dụng cho chất liệu nhung hoặc da lộn để chà sạch bụi bẩn và để làm tơi các sợi nhung trở lại.

    Dưới đây là một số gợi ý cách làm sạch giày nhung cho bạn nếu trót sở hữu một em làm bằng chất liệu đỏng đảnh này: 

    Nếu giày nhung dính bụi bẩn thông thường

    Chất liệu nhung thường dễ bám bẩn, bám bụi do có lớp tơ mỏng trên bề mặt, khiến bụi bám chặt và nhìn giày rất mau cũ. Nếu như đôi giày của bạn chỉ dính bụi bẩn khô, bạn có thể làm sạch chúng rất dễ dàng.

    Với những vết bẩn hay vết xước nhẹ trên bề mặt giày, bạn có thể xử lý bằng một cục tẩy chì theo cách chà trực tiếp lên vết bẩn. Bạn nên chà chậm rãi và trong phạm vi vết bẩn, đừng cố chà rộng ra ngoài và điều chỉnh lực cổ tay nếu cần thiết.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm mua một cục tẩy vết bẩn chuyên dụng cho da lộn. Sau cùng nhớ chải lại giày với bàn chải lông mềm nhé!

    Vệ sinh giày, Chăm sóc giày, Bảo quản giày, Phụ kiện giày

    Khi giày nhung bị ố nước

    Giày nhung là chất liệu rất dễ ngấm nước và gây loang lổ. Nghe thì hơi mâu thuẫn nhưng nếu biết dùng nước đúng cách thì bạn vẫn có thể làm sạch giày rất hiệu quả.

    Đầu tiên, dùng bình xịt xịt một lớp nước nhẹ lên toàn bộ giày, đồng thời bạn cũng làm ướt bàn chải với nước sạch. Tiếp theo, vẩy bớt nước ở bàn chải và chà lên vết ố. Sử dụng 1 khăn khô màu trắng hoặc một miếng bọt biển trắng để hút bớt nước trên thân giày.

    Cuối cùng, bạn hãy vo tròn một vài tờ giấy A4 trắng nhồi vào trong giày. Việc này có 2 tác dụng: hút ẩm cho giày và định hình form dáng cho đôi giày. Sau đó bạn hãy để giày ở nơi thoáng gió cho khô hoàn toàn.

    Vệ sinh giày, Chăm sóc giày, Bảo quản giày, Phụ kiện giày

    Khi giày nhung đen bị mốc

    Trong điều kiện thời tiết ở Việt Nam, giày nhung rất dễ mốc và nếu không được vệ sinh cẩn thận, những đốm mốc lấm chấm sẽ “hiện nguyên hình” rất rõ trên đôi giày đen.

    Cách tốt nhất, bạn hãy sắm cho mình một chai dung dịch vệ sinh giày chuyên dụng để chà sạch đôi giày mà không làm lớp nhung bị khô hay loang lổ.

    Trong trường hợp không có nước làm sạch giày, hãy thấm một ít dấm ăn lên khăn trắng hoặc miếng bọt biển và chà lên những vùng nấm mốc. Sau cùng, phơi giày ở nơi thoáng mát để giày khô và bay mất mùi dấm ăn đi nhé!

     

     

    Vệ Sinh Giày Chăm sóc Giày Phụ Kiện Giày Bảo Quản Giày